Các loại đèn sân khấu thường dùng
Chắc hẳn các bạn đã xem rất nhiều những chương trình biểu diễn ca nhạc, sự kiện văn hóa, game show… (trực tiếp hoặc có thể là trên truyền hình). Sân khấu của những chương trình này thường có rất nhiều loại đèn tạo ra những hiệu ứng ánh sáng khác nhau và vô cùng đẹp mắt. Vậy những loại đèn đó là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số loại đèn thông dụng hay được dùng trên sân khấu.
1. Đèn sân khấu scanner
– Đèn scanner còn gọi là đèn quét: Là loại đèn sân khấu phát ra ánh sáng mạnh và hướng ánh sáng có thể quét ngang dọc do phản chiếu vào một tấm ngương di động, Đèn scanner có các chức năng thay đổi ánh sáng như : thay đổi mầu sắc, Các hiệu ứng Gobo hoạt hình, thay đổi độ sáng, nhân lên nhiều hình , thu phóng ánh sáng…. Scanner tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đẹp nhưng cồng kềnh nên thường được sử dụng ở các sân khấu cố định.
2. Đèn sân khấu moving head
– Là loại đèn có đầu có thể quay dọc – ngang để thay đổi hướng ánh sáng: cũng giống như đèn Scanner, nhưng Scanner sử dụng một tấm ngương phản chiếu để thay đổi hướng ánh sáng nên chuyển động nhanh hơn. Trái lại, Đèn moving head quay toàn bộ thân đèn nên nặng lề và chuyển động chậm hơn, nhưng cũng vì chuyển động toàn bộ thân đèn nên góc quay của moving head ít bị giới hạn. đèn sân khấu Moving head dùng nhiều ở những sân khấu hiện đại và có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào trên sân khấu để tạo ra những hiệu ứng theo mong muốn của đạo diễn. Ngoài ra moving head còn được dùng trong vũ trường, quán Bar…. Khi chuyển động nó sẽ tạo ra những hiệu ứng vui mắt với những góc di chuyển rộng.
3. Đèn sân khấu PAR 64
– Đèn PAR 64 (Parabollic Aluminum Reflector) là loại đèn sân khấu sử dụng tấm nhôm hình parabol để phản chiếu ánh sáng. Đây là loại đèn có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ nhưng tạo ra được nhiều hiệu ứng đẹp mắt nên được sử dụng rất nhiều trên sân khấu. Đèn PAR có thể tạo ra ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản hoặc tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo bắt mắt…
4. Đèn lazer
– Đèn laser sử dụng hiệu ứng cộng hưởng ánh sáng để phát ra những tia tia sáng mảnh nhưng cực mạnh, Hiện tại có những loại đèn laser có rất nhiều mầu sắc đạng như: xanh blue, xanh green, đỏ…. Những đèn laser trên sân khấu thường có công suất lớn, Ngoài ra một số loại đèn laser mini cũng được lắp đặt trong quán bar, café, karaoke… để tạo ra các hiệu ứng bắt mắt.
5. Đèn sân khấu Strobe light
– Đèn sân khấu Strobe light là đèn dùng để tạo ra ánh sáng flash cực mạnh và liên tục. Sử dụng trên sân khấu trong những cảnh cao trào, chớp liên tục, kết hợp với khói và ánh sáng laser.
6. Đèn follow
– Đúng như tên gọi follow (di chuyển theo), Đèn follow là loại đèn sân khấu chiếu tập trung ánh sáng theo hình tròn, mầu trắng, thường được dùng để chiếu vào tâm điểm di chuyển trên sân khấu, ví dụ như lúc MC dẫn chương trình đi lên….
7. Đèn cực tím (UV)
– Là đèn tạo ánh sáng nền trên sân khấu khi tắt đèn. Có thể giữ sáng liên tục trên sân khấu. Ánh sáng UV sẽ hòa trộn với ánh sáng của các đèn khác làm mầu sắc đẹp hơn, nổi bật hơn. Đèn cực tím thường có hai mầu đen và xanh blue, trong đó UV blue tạo ra hiệu ứng sáng hơn so với UV đen
8. Đèn mặt trời (sun light)
– Có 2 loại, đơn và đôi, tạo ra ánh sáng mạnh mẽ như mặt trời và thường đặt chính giữa chiếu lên phông . Đèn sân khấu này thường chỉ bật lên khi mở màn hay ở đầu bài hát, khi các đèn khác chưa bật lên. Loại đôi có 2 đèn như nhau chiếu ngược vào nhau trên sân khấu.
9. Bàn điều khiển DMX 512
– Ngoài các loại đèn trên sân khấu, một thiết bị không thể thếu được là bàn điều khiển DMX. Đây là bàn điều khiển tổng hợp, sử dụng giao thức điều khiển tiêu chuẩn DMX 512, tương thích đều khiển với tất các các loại đèn sân khấu. Một bàn điều khiển ánh sáng DMX 512 có thể dùng để điều khiển toàn bộ các đèn có trên sân khấu.
Leave a Reply